1. Táo bón là gì?
Táo bón là tình trạng phân di chuyển chậm, bị hấp thu lại một phần nước khiến phân trở nên cứng, rắn, khô nứt nẻ hoặc tròn nhỏ như phân dê. Đi đại tiện rất khó khăn, bé phải ngồi lâu, rặn nhiều gây đau rát, tình trạng nặng hơn phân có thể dính máu khiến bé sợ hãi, không chịu đại tiện.
Táo bón là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ
Táo bón được chia làm 2 loại: Táo bón cơ năng và táo bón thực thể.
Táo bón cơ năng: Chủ yếu là do chế độ ăn, chế độ sinh hoạt gây ra như uống ít nước, ăn ít chất xơ, mải chơi không chịu đi vệ sinh, sợ bẩn…
Táo bón thực thể: Do một số bệnh gây nên như phình đại tràng bẩm sinh, nứt kẽ hậu môn, suy giáp trạng, đại tràng dài…
2. Lời khuyên đối với những bé bị táo bón
Táo bón là vấn đề hầu hết trẻ nào cũng trải qua. Khi phát hiện trẻ bị táo bón, bạn đừng nên quá lo lắng, hãy bình tĩnh tìm cách giải quyết vấn đề này cho trẻ.
Hãy cho trẻ uống nhiều nước. Với trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày. Với trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300ml nước/ngày; Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600ml nước/ngày; Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày; Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000ml nước/ngày.
Bé bị táo bón hãy cho bé uống nhiều nước
Với trẻ đã ăn dặm bạn hãy cho trẻ ăn nhiều rau xanh và quả chín. Đặc biệt là các loại rau quả có tính nhuận tràng như: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi.
Nếu trẻ đang bú mẹ mà mẹ cũng bị táo bón thì cần điều trị táo bón cho mẹ bằng cách: lúc này, mẹ cần uống nhiều nước khoảng 2,5 đến 3lít nước một ngày.
Ngoài ra mẹ nên ăn nhiều rau xanh và quả chín có tính chất nhận tràng như trên, có thể ăn thêm sữa chua hàng ngày.
Trường hợp với trẻ dưới 1 tuổi bạn có thể tác động bên ngoài bằng cách xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa để kích thích làm tăng nhu động ruột.
Với trẻ lớn thì tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn bằng cách cho trẻ chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao thường xuyên.
Mẹ cũng nên tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định: chọn thời gian lúc nào trẻ không vội vã, thường nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng, nên tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc ngồi bệ xí quá lâu.
3. Sử dụng thực phẩm chức năng ổn định hệ tiêu hoá
Để cải thiện triệt để tình trạng táo bón ở trẻ, mẹ nên kết hợp các phương pháp trên với việc tăng cường và ổn định hệ tiêu hoá cho trẻ.
Men sống hữu cơ có chứa các bào tử lựoi khuẩn Bacillus clausii giúp cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách cải thiện sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột nhờ khả năng tạo ra các chất có tác dụng kiềm khuẩn trực tiếp như: acid lactic, lactocidin, acidophilin, kích thích miễn dịch không chuyên biệt của niêm mạc: tăng sự tổng hợp IgA, ức chế sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh.
Men sống hữu cơ giúp cải thiện vấn đề về hệ tiêu hoá
Nhờ các bào tử Bacillus clausii men sống hữu cơ có khả năng: Hỗ trợ làm giảm tác dụng xấu và phòng ngừa rối loạn vi sinh đường ruột và bệnh lý kém hấp thu vitamin nội sinh. Hỗ trợ phục hồi hệ vi sinh đường ruột bị ảnh hưởng khi dùng thuốc kháng sinh hoặc hóa trị. Điều trị rối loạn tiêu hóa cấp và mạn tính ở trẻ em do nhiễm độc hoặc rối loạn vi sinh đường ruột và kém hấp thu vitamin. Khi đang điều trị thuốc kháng sinh, có thể uống men sống hữu cơ xen kẽ vào giữa hai liều dùng kháng sinh.
Đối với táo bón: Các lợi khuẩn tổng hợp và làm tăng nồng độ các enzyme tiêu hóa tại khu vực ruột non, cũng như khu đại tràng, giúp sự phân giải thức ăn hiệu quả hơn, mịn hơn và xốp hơn.