Bacillus Coagulans được BW Hammer phân lập và mô tả vào năm 1915 tại Trạm thí nghiệm nông nghiệp Iowa-Mỹ, là một loài vi khuẩn tạo axit lactic. Bacillus Coagulans được FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ) công nhận đủ điều kiện cho các mục đích y dược.
- Mật độ đạt được: ≥ 10^9 cfu/g và ≥ 10^10 cfu/g
- Tỷ lệ bào tử ≥ 90%, khả năng chịu nhiệt cao, thuận lợi cho việc bào chế các sản phẩm
- Bảo quản ở nhiệt độ ≤ 30 độ C.
- Đạt độ tinh khiết cao, không bị nhiễm chéo
Bacillus coagulans từng bị xếp nhầm vào nhóm Lactobacillus bởi khả năng tạo axit lactic. Tuy nhiên, khi phát hiện Bacillus Coagulans còn có khả năng tạo ra bào tử gần như hình cầu, để tồn tại ở trạng thái "ngủ đông" trong thời gian dài, chống lại sự bất lợi của các điều kiện bất lợi bên ngoài, nó đã được tách khỏi nhóm Lactobacillus (Lactobacillus/Bifidobacterium là các nhóm vi sinh vật không sinh bào tử).
Bacillus coagulans có khả năng tạo ra biofilm, một hợp chất được xem như là chất xơ sinh học đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ xử lý và phòng ngừa táo bón ở trẻ nhỏ. Chất xơ sinh học được tạo ra từ Bacillus coagulans sẽ có độ nhớt, làm tăng thể tích phân và kích thích nhu động ruột để dễ dàng đẩy phân ra ngoài.
Bacillus coagulans được xem xét và ứng dụng nhiều một cách đặc biệt trong các chế phẩm Probiotics bởi khả năng sống sót rất mạnh mẽ trong độ pH ứng với tính acid cao hơn hẳn các loài khác, chúng sản sinh ra các acid lactic, tạo môi trường pH thích hợp và ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn, virus có hại. Một số nghiên cứu cho thấy, Bacillus coagulans có thể giúp điều trị một số triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và các bệnh viêm ruột khác.
Cơ chế, tác dụng nổi bật Bacillus Subtilis với hệ tiêu hóa:
1. Thuỷ phân thức ăn và chuyển hoá thành năng lượng: Bacillus subtilis có hệ thống enzyme tương đối hoàn chỉnh, giúp thủy phân glucid, lipid, protid và chất béo phức hợp nhanh, chuyển hóa chất xơ thành các loại đường dễ tiêu,... Và có khả năng sản sinh ra các enzyme tiêu hóa: Protease, Amylase, Cellulose ... giúp cải thiện khả năng tiêu hóa và tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng.
2. Ức chế các vi khuẩn gây hại: Bacillus subtilis có khả năng tổng hợp hơn 12 loại kháng sinh sinh học (Bacitracin, Bacillopectin, Mycobacillin,…) có tác dụng ức chế sinh trưởng hoặc tiêu diệt một số vi khuẩn gây hại.
3. Làm nhanh lành vết thương, bảo vệ niêm mạc ruột: Bacillus subtilis có khả năng phát triển nhanh tại các vùng bị tổn thương viêm loét, hình thành nên lớp màng sinh học, bảo vệ niêm mạc ruột và đại tràng.
Bacillus Subtilis là một trong những loại vi khuẩn an toàn và hiệu quả nhất để sử dụng trong ngành công nghệ sinh học. Đã được các nhà khoa học của Trường Đại học Hoàng gia Holloway London, Anh Quốc chứng minh là rất an toàn và không hề có tác dụng phụ với liều uống lên đến 1 x 1011 cfu/ngày (Hong và đồng sự, 2008).